Kế toán cho vay hợp vốn (đồng tài trợ)

Như vậy, tuy có nhiều ngân hàng thương mại cùng cho vay vào một khách hàng nhưng khách hàng vay chỉ quan hệ với ngân hàng đầu mối trong quá trình xét duyệt cho vay, giải ngân, trả nợ, trả lãi.

null

Về nguyên tắc tại mỗi ngân hàng thành viên và ngân hàng đầu mối chỉ sử dụng các tài khoản loại 2 “hoạt động tín dụng” để phản ánh phần gốc cho vay từ phần vốn của chính ngân hàng mình. Ngoài ra trong cho vay đồng tài trợ còn phát sinh những nghiệp vụ chuyển vốn, lãi giữa các ngân hàng thành viên với ngân hàng đầu mối.

a. Kế toán tại ngân hàng thành viên

– Giai đoạn chuyển vốn cho ngân hàng đầu mối để tham gia đồng tài trợ:

Trên cơ sở hợp đồng cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng cùng cho vay, khi nhận được yêu cầu của ngân hàng đầu mối yêu cầu ngân hàng thành viên chuyển vốn tham gia đồng tài trợ, ngân hàng thành viên hạch toán để chuyển vốn, ghi.

Nợ: TK góp vốn đồng tài trợ (381, 382).
Có: TK Thích hợp (TG tại NHNN, Thanh toán bù trừ)

Khi nhận được thông báo của ngân hàng đầu mối về việc giải ngân cho khách hàng:

Tại ngân hàng thành viên sẽ chuyển từ khoản vốn góp đồng tài trợ sang tài khoản cho vay, hạch toán:

Nợ: TK cho vay khách hàng (thích hợp)
Có: TK góp vốn đồng tài trợ (381, 382)

– Định kỳ, ngân hàng thành viên tính và hạch toán lãi dự thu:

Nợ: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Có: TK Thu lãi cho vay

– Kế toán thu hồi vốn và lãi cho vay đồng tài trợ:

Khi ngân hàng thành viên nhận được chuyển vốn và lãi cho vay đồng tài trợ do ngân hàng đầu mối thu được từ người nhận tài trợ chuyển đến hạch toán:

Nợ: TK Thích hợp : Gốc + Lãi
Có: TK Cho vay khách hàng: Gốc
Có: TK Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Lãi

– Trong trường hợp khoản cho vay phát sinh rủi ro thì kế toán tại ngân hàng thành viên tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như cho vay thông thường.

b. Kế toán tại ngân hàng đầu mối

– Giai đoạn nhận vốn của các ngân hàng thành viên:

Căn cứ hợp đồng đồng tài trợ giữa các ngân hàng đồng tài trợ và tiến độ giải ngân cho bên nhận tài trợ, ngân hàng đầu mối yêu cầu các ngân hàng thành viên chuyển vốn tham gia đồng tài trợ. Khi nhận được vốn của ngân hàng thành viên chuyển đến hạch toán:

Nợ: TK Thích hợp (nhận vốn từ ngân hàng thành viên)
Có: TK nhận vốn để cho vay đồng tài trợ (481, 482).

– Khi giải ngân cho người vay:

Căn cứ chứng từ vay vốn và chứng từ giải ngân, hạch toán:

Nợ: TK Cho vay khách hàng thích hợp: Phần của NH đầu mối
Nợ: TK Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ: Phần của các NH thành viên
Có: TK Tiền mặt hoặc TK tiền gửi khách hàng: Tổng số tiền giải ngân

Sau đó ngân hàng đầu mối sẽ tiến hành thông báo về việc giải ngân cho các ngân hàng thành viên, đồng thời phân phối số dư Nợ cho vay cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ góp vốn đã thoả thuận.

– Định kỳ NH đầu mối tính và hạch toán lãi dự thu:

Nợ: TK Lãi phải thu
Có: TK Thu lãi cho vay

– Khi thu nợ cho vay đồng tài trợ:

Căn cứ chứng từ thu nợ, hạch toán:

Nợ: TK Tiền mặt hoặc TK tiền gửi của người vay: Tổng số tiền
Có: TK Cho vay thích hợp: Phần của NH đầu mối
Có: TK các khoản phải trả: Phần của các NH thành viên

Sau đó chuyển phần vốn thu được cho các ngân hàng thành viên tham gia đồng tài trợ theo thoả thuận ghi trong hợp đồng tài trợ, hạch toán:

Nợ: TK các khoản phải trả
Có: TK Thích hợp (chuyển vốn về ngân hàng thành viên)

– Khi thu lãi cho vay đồng tài trợ:

Số tiền lãi thu từ người vay được phân bổ cho các ngân hàng theo tỷ lệ góp vốn đồng tài trợ.

Căn cứ bảng kê tính lãi, hạch toán.

Nợ: TK Thích hợp
Có: TK Lãi phải thu (phân lãi của ngân hàng đầu mối được hưởng).
Có: TK Các khoản phải trả (phần lãi của ngân hàng thành viên).

Sau đó chuyển phần lãi của các ngân hàng thành viên về các ngân hàng thành viên tương ứng, hạch toán:

Nợ: TK Các khoản phải trả
Có: TK Thích hợp

 

Theo Dankinhte

0