Bảng từ viết tắt - Thuật ngữ chuyên ngành trên JB.com.vn

Bảng từ viết tắt - Thuật ngữ chuyên ngành trên JB.com.vn

 

Xếp theo ALPHA B

1/BẢNG TỪ VIẾT TẮT

  1. BCT: Bộ chứng từ
  2. CMND: Chứng minh nhân dân (Chứng minh thư - CMT)
  3. CCCD: Căn cước công dân
  4. DPRR: Dự phòng rủi ro
  5. GTT: Giá trị thuế
  6. HH: Hàng hóa
  7. HTK: Hàng tồn kho
  8. KH: Khách hàng (Không bao giờ KH là Khấu hao nhé. Nếu là các từ khác thì chúng tôi sẽ ghi rõ cả từ ra)
  9. KPT: Khoản phải thu (thường thì JB sẽ ghi rõ là "KP Thu" hoặc "KP Trả")
  10. KTT: Kế toán trưởng
  11. NH: Ngân hàng
  12. NHBL: Ngân hàng bảo lãnh
  13. NHĐCĐ: Ngân hàng được chỉ định [trong Thanh toán quốc tế]
  14. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
  15. NHPH: Ngân hàng phát hành [trong Thanh toán quốc tế]
  16. NHTW: Ngân hàng Trung ương (= Ngân hàng Nhà nước (SBV))
  17. NK: Nhập khẩu
  18. LS: Lãi suất
  19. LSCK: Lãi suất chiết khấu
  20. NHTM: Ngân hàng thương mại
  21. RRLS: Rủi ro lãi suất
  22. RRTD: Rủi ro tín dụng
  23. RRTG: Rủi ro tỷ giá
  24. RRTK: Rủi ro thanh khoản
  25. TCTD: Tổ chức tín dụng
  26. TGTT: Tiền gửi thanh toán [trong Kế toán ngân hàng]
  27. TSLĐ: Tài sản lưu động
  28. TTV: Thanh toán vốn [trong Kế toán ngân hàng]
  29. UNC: Ủy nhiệm chi [trong Kế toán ngân hàng]
  30. UNT: Ủy nhiệm thu [trong Kế toán ngân hàng]
  31. VLĐ: Vốn lưu động
  32. VQVLĐ: Vòng quay Vốn lưu động
  33. XK: Xuất khẩu

 

2/ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

  1. ATM: Automated Teller Machine (Máy đọc thẻ tự động - Máy rút tiền ATM)
  2. BTO: Build - Trade - Operate (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh)
  3. CS: Consumer Surplus (Thặng dư tiêu dùng)
  4. EBIT: Earnings before Interest and Taxes (Lợi nhuận trước lãi vay (I) và thuế (T))
  5. EBITDA: Earnings before depreciation accumulated and interest and taxes (Lợi nhuận trước Khấu hao (DA), lãi vay (I) và thuế (T))
  6. FC: Fixed Cost (Chi phí cố định - Định phí)
  7. GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội - Tổng sản phẩm nội địa)
  8. GNP: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân - Tổng sản phẩm do người dân sản xuất) 
  9. MC: Marginal Cost (Chi phí cận biên)
  10. MR: Marginal Revenue (Doanh thu cận biên)
  11. IRR: Internal Rate of Return (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - Tỷ suất sinh lời nội bộ)
  12. NPV: Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng - Hiện giá thu nhập ròng)
  13. RM: Relationship Manager (Chuyên viên Quản lý khách hàng/Chuyên viên Quan hệ khách hàng)
  14. TC: Total Cost (Tổng chi phí)
  15. TR: Total Revenue (Tổng doanh thu)
  16. WACC: Weighted Average Cost of Capital (Chi phí sử dụng vốn bình quân)
  17. WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  18. VC: Variable Cost (Chi phí biến đổi - Biến phí)

 

3/ TÊN TỔ CHỨC

  1. ACB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
  2. Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam
  3. BIDV: Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam
  4. CBBank: Ngân hàng Xây dựng
  5. Eximbank: Ngân hàng Xuất nhập khẩu
  6. HDBank: Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM
  7. LPBank: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Viết tắt cũ: LVPB)
  8. MB (MB Bank): Ngân hàng Quân đội
  9. MSB (Maritime Bank): Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
  10. OCB: Ngân hàng Phương Đông
  11. PGBank: Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
  12. Sacombank: Ngân hàng Sài Gòn Thương tín
  13. Techcombank: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
  14. TPBank: Ngân hàng Tiên Phong
  15. VCB (Vietcombank): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

 

4/ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH THANH TOÁN QUỐC TẾ

 

TT

THUẬT NGỮ

DIỄN GIẢI

1.

Advising Bank: Ngân hàng thông báo thư tín dụng

Là ngân hàng thông báo Tín dụng thư, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

2.

Applicant: Người đề nghị mở L/C

Là nhà nhập khẩu, người mua hàng hóa. Có các nghĩa vụ và quyền lợi sau:

1) Làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục có liên quan gửi tới ngân hàng.

2) Thực hiện ký quỹ (khi có yêu cầu của ngân hàng)

3) Thanh toán phí dịch vụ ngân hàng: phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C, phí ký hậu B/L…

4) Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gửi tới

5) Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C

6) Nhận hàng (nếu có)

3.

Approximate: Dung sai/sai số

Sai số cho phép đối với trọng lượng Hàng hóa chuyển đến theo hợp đồng đã ký

4.

Back to back L/C: Thư tín dụng giáp lưng

Là thư tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có - tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) - cho một người thụ hưởng khác (do đó còn có tên là giáp lưng).

L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

5.

Ballet: Kệ/giá hàng

Đơn vị hàng hóa áp dụng với 1 số mặt hàng chuyên dụng. VD: Cao su, Hàng thủy sản,...

6.

BBAN (Basic Bank Account Number): Số tài khoản cơ sở - trong nước

Là mã code được áp dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có mã BBAN khác nhau.

(Mã này có thể dài đến 30 ký tự)

7.

BIC (Bank Identifier Code): Mã định dạng ngân hàng

Là mã code được áp dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Mỗi ngân hàng tham gia hoạt động TTQT phải đăng ký 1 mã BIC cho riêng ngân hàng mình.

(Bản chất giống SWIFT Code để giúp phân biệt các ngân hàng trong hệ thống liên ngân hàng toàn cầu)

8.

Buyer: Người mua (= Importer: Người nhập khẩu)

Tên người mua hàng thể hiện trên Hợp đồng ngoại thương, người mua phải trả tiền hàng (và tất cả các chi phí thuộc phần trách nhiệm của mình theo các điều khoản quy định trong Incoterms và trong Hợp đồng ngoại thương).

Buyer/Importer chính là người nhận hàng cuối cùng.

9.

Claiming Bank: Ngân hàng đòi tiền

Ngân hàng đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng.

10.

Draft/ Bill/ Bill of Exchange (B/E): Hối phiếu

Là lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người thụ tạo: drawee) yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees)

11.

Bill of Lading (B/L)

Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Là chứng từ rất quan trọng, chứng minh giao dịch giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

Các loại B/L:

  • B/L chở suốt (Through Bill of Lading): Sử dụng cho tàu chở hàng hóa trước khi đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau. Người vận tải đầu tiên phải ký phát vận đơn đại diện cho tất cả các chuyến đi đó và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển còn lại đến cảng đích.
  • B/L hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Không có ghi chú tình trạng khiếm khuyết của bao bì và hàng hóa.
  • B/L theo lệnh (To order Bill of Lading): Giao theo lệnh người gửi hàng, hoặc nhận hàng, hoặc Ngân hàng.
  • B/L đích danh (Straight Bill of Lading): Ghi rõ tên người nhận hàng
  • B/L xuất trình (To Bearer Bill of Lading): Không ghi tên người nhận hàng hoặc theo lệnh, vì thế, hàng chỉ được giao cho người nào xuất trình vận đơn.
  • B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Có những ghi chú bất thường về tình trạng bao bì,hàng hóa.
  • B/L đi thẳng (Direct Bill of Lading): Dùng một tàu để chở trong toàn hành trình.

12.

CAD (Cash Against Document): Trả tiền lấy chứng từ

Người mua/Nhà nhập khẩu sẽ ký với ngân hàng CAD một bản ghi nhớ gồm 2 phần:

  • Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
  • Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán/Nhà xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng CAD

Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng CAD thông báo cho người bán/Nhà xuất khẩu về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán/Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng CAD sẽ thực hiện thanh toán cho người bán. Ngân hàng CAD sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua/Nhà nhập khẩu để nhận hàng

13.

Carrier: Người chuyên chở

(Là các Công ty Vận tải, Hãng tàu, Hãng hàng không, Đường sắt…) Vận chuyển hàng từ điểm giao hàng đến điểm nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển.

14.

Clean Collection: Nhờ thu trơn

Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ v ào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng

15.

CIP (Carriage & insurance Paid to): Trả cước và bảo hiểm tới

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất. Điều khoản này cho phép sử dụng với tất cả các loại hình chuyên chở.

16.

CPT (Carriage Paid To): Trả cước tới

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua. Điều khoản này người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này cũng được dùng cho tất cả các hình thức chuyên chở.

17.

Confirmed L/C: Thư tín dụng xác nhận

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và được 1 Ngân hàng thứ 2 uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với Ngân hàng mở L/C.

18.

Confirmed Irrevocable L/C: Thư tín dụng không thể hủy nganng có xác nhận

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ đ ược một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên đây là loại đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.

19.

Commercial Invoice: Hóa đơn thương mại

Là chứng từ hàng hóa do Người bán/Nhà xuất khẩu lập ra trao cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua/Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền.

Thường gồm những nội dung sau:

  • Ngày, tháng lập hóa đơn
  • Tên, địa chỉ người mua, người bán
  • Mô tả hàng hóa: Tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký mã hiệu, trọng lượng tịnh, bao bì..v.v...
  • Ngày gửi hàng
  • Tên tàu
  • Ngày rời cảng
  • Ngày dự kiến đến
  • Cảng đi, Cảng đến
  • Điều kiện giao hàng
  • Điều kiện thanh toán

20.

Consignee: Người nhận hàng

Người có quyền nhận hàng hóa, được ghi tên trên vận đơn. Nhưng có thể không phải người nhận hàng cuối cùng, vì Cnee có thể là người đại diện cho người nhập khẩu để thể hiện tên trên chứng từ và làm thủ tục nhận hàng hộ Buyer/Importer.

21.

Consignor: Người giao hàng

Là người ký Hợp đồng vận tải với Công ty giao nhận (Freight Forwarder) để gửi lô hàng của mình (hoặc khách hàng của mình) đến người nhận theo chỉ định.

22.

COD (Cash On Delivery): Giao hàng thu tiền hộ

Có nghĩa là giao hàng thu tiền hộ. Tức là bạn sẽ trả tiền ngay khi nhận hàng từ người vận chuyển/ship hàng.

23.

Confirming bank: Ngân hàng xác nhận

Ngân hàng xác nhận Tín dụng thư, cam kết thanh toán vô điều kiện khi xuất trình phù hợp ngoài cam kết của Issuing Bank.

24.

Collection Bank: Ngân hàng thu hộ

Là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng này thực hiện thu tiền theo các chỉ thị trong lệnh nhờ thu.

25.

Certificate of Origin (C/O)

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

26.

Certificate of quality (C/Q)

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

27.

CFR (Cost and Freight): Giá và Phí vận chuyển

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng đích. Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và đường sông

28.

CIF (Cost, Insurance & Freight): Giá, Bảo hiểm và Phí vận chuyển

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông

29.

Customs: Cơ quan Hải quan

Người đại diện thực hiện hệ thống Pháp luật về ngoại thương thông qua việc kiểm tra, xét duyệt và xử lý các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua quốc gia của mình.

30.

Date of Issuarance: Ngày ký phát

Ngày ký phát (hối phiếu), ngày lập, ngày lập (hóa đơn), ngày mở (thư tín dụng), ngày phát hành

31.

DAP (Delivered At Place): Giao tại địa điểm

Điều kiện giao hàng mới bổ sung trong Incorterms 2010:

Người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích. Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng tốt điểm giao hàng tại khu vực địa điểm đích, bởi vì đó chính là thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua.

Trách nhiệm

  • Các phí tổn dỡ hàng tại điểm đích, nếu không có thỏa thuận trước, người bán sẽ không phải gánh chịu
  • Người bán được yêu cầu ký hợp đồng vận chuyển thích hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Người bán có nghĩa vụ và rủi ro giao hàng đến địa điểm thỏa thuận
  • Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu
  • Người mua có nghĩa vụ hỗ trợ cung cấp các giấy tờ cần thiết để làm hải quan và nộp thuế

32.

DAT (Delivered At Terminal): Giao tại bến

Điều kiện giao hàng mới bổ sung trong Incorterms 2010:

Người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống bến, cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định và đặt dưới sự định đoạt của người mua. “Bến” bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container hay đường bộ, đường sắt hay nhà ga sân bay. Hai bên thỏa thuận về bến giao và nếu có thể ghi rõ địa điểm trong bến nơi là thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua. Nếu như người bán chịu các chi phí vận chuyển từ bến đến một địa điểm khác thì các điều khoản DAP hay DDP sẽ được áp dụng.

Trách nhiệm

ü Người bán có nghĩa vụ đặt hàng đến nơi được ghi trong hợp đồng.

ü Người bán có nghĩa vụ đảm bảo rằng hợp đồng chuyên chở của họ là cho hợp hợp đồng mua bán hàng hóa

ü Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu

ü Người mua có nghĩa vụ làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan và nộp thuế

ü Nếu hai bên thỏa thuận rằng người bán chịu các phí tổn và rủi ro từ bến đích đến một địa điểm khác thì sẽ áp dụng điều khoản DAP

33.

DDP (Delivered Duty Paid): Giao đã trả thuế

Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải quan. Điều khoản này không phân biệt hình thức vận chuyển.

34.

Documentary Credit: Tín dụng chứng từ

Là thỏa thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

35.

Documentary Collection: Nhờ thu kèm chứng từ

Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.

36.

D/A (Documents Against Acceptance): Bộ chứng từ chờ chấp nhận thanh toán

Nhà XK sẽ được thanh toán sau X ngày (theo thoả thuận trong hợp đồng) khi gửi bộ chứng từ nhờ thu đến ngân hàng của nhà NK. Nhà NK ký chấp nhận thanh toán (sau X ngày sẽ trả) và nhận bộ chứng từ

37.

D/P (Document Against Payment): Bộ chứng từ chờ thanh toán

Nhà XK sẽ được thanh toán ngay khi gửi bộ chứng từ nhờ thu đến ngân hàng của nhà NK. Nhà NK thanh toán luôn tiền hàng (thường trong vòng 24 – 48 h nếu 2 bên ở 2 nước cách xa nhau) và nhận bộ chứng từ

38.

Detail invoice: Hóa đơn chi tiết

Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại,... Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được phân chia ra thành những mục rất chi tiết

39.

Exporter: Nhà xuất khẩu

Nhà xuất khẩu/Người bán hàng/Người thụ hưởng

40.

EXW (Ex Works): Giao tại xưởng

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu người bán đến điểm cuối cùng. Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho). Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán. Điều khoản này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyển.

41.

Factory: Nhà máy

Nơi sản xuất ra hàng hóa sẵn sàng để sử dụng. Người mua có thể mua hàng trực tiếp từ nhà máy

42.

FCA (Free Carrier): Giao cho nhà chuyên chở

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến tận khi giao cho nhà chuyên chở được chỉ định bới người mua tại điểm hoặc địa điểm đã được chỉ định. Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác, người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng. Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn ngươi mua sẽ phải gánh chịu. Điều khoản này được dùng cho tất cả các hình thức vận chuyển

43.

FAS (Free Alongside Ship): Giao tại mạn tàu

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc đường sông.

44.

Freight Forwarder (hoặc Forwarder): Người giao nhận vận tải làm công việc giao nhận vận tải (Freight Forwarding)

Là trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển: gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, vận chuyển . Forwarder đứng tên là Shipper trên Hợp đồng vận tải với Người vận tải (Carrier). Các công việc FWD thực hiện cũng là một phần việc mà các Công ty Logistics đảm trách, nhưng Logistics không chỉ làm vận tải mà còn làm các dịch vụ khác như: thuê/cho thuê kho bãi, tư vấn thủ tục, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, làm thủ tục hải quan nhập khẩu, làm các thủ tục kiểm tra, kiểm định hàng hóa, xin giấy phép, C/O….

45.

Final Invoice: Hóa đơn chính thức

Trong những trường hợp sử dụng đến hóa đơn tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn chính thức.

46.

FOB: Free on board (Giao qua mạn tàu)

Điều kiện giao hàng trong Incorterms 2010:

Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu. Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu. Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường sông.

47.

Free Negotiation L/C (unrestricted L/C): L/C có giá trị chiết khấu không hạn chế (L/C chiết khấu tự do)

L/C quy định chiết khấu tại một Ngân hàng bất kỳ được gọi là L/C chiết khấu tự do hoặc chiết khấu không hạn chế

48.

Freight to collect: Cước thu sau

Cước vận chuyển (do người nhận hàng) trả sau (khi hàng đến)

49.

Freight prepayable: Cước phải trả trước

Cước vận chuyển phải trả (do người bán hàng) trả lúc gửi hàng

50.

Freight prepaid: Cước đã trả trước

Cước vận chuyển (do người bán hàng) đã trả lúc gửi hàng

51.

Fumigation Certificate: Giấy chứng nhận hun trùng

Ở một loại nông sản và thực phẩm chuyên dụng phải được cấp giấy chứng nhận này mới thông quan vào nước đó.

52.

IBAN (International Bank Account Number): Số tài khoản quốc tế.

Là mã code được áp dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế.

Mã này hiện mới chỉ áp dụng trong cộng đồng châu Âu.

(Mã này gồm cả chữ cái và số)

53.

ICC (International Chamber of Commerce): Phòng thương mại Quốc tế

Một trong các nhiệm vụ cốt yếu của ICC là làm cho việc buôn bán của các công ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, do đó góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế.

Các phương pháp bao gồm các quy tắc của ICC để chỉ đạo việc buôn bán và trả tiền mà một ví dụ đứng hàng đầu là các Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP).

54.

Importer: Nhà nhập khẩu

Nhà nhập khẩu/Người mua hàng/Người thanh toán

55.

In-bulk: Chuyên chở hàng dạng rời

Một hình thức chuyên chở hàng hóa trong giao dịch ngoại thương

56.

Incoterms (International Commerce Terms): Các điều khoản thương mại quốc tế

Là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển…thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Incoterm 2010 là bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011

57.

Irrevocable without recourse L/C: Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi

Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu "miễn truy đòi người ký phát" lên hối phiếu và trong L/C. Loại này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

58.

ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits): Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ

ISBP dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.

Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP 600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

59.

Invoice: Hóa đơn

Chứng từ trong giao dịch ngoại thương

60.

Insurance Policy: Chính sách bảo hiểm

Những điều khoản (của hợp đồng bảo hiểm) đi kèm hợp đồng ngoại thương

61.

Irrevocable Letter of Credit: Thư tín dụng không thể hủy bỏ

Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các b ên tham gia thư tín dụng. Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất.

62.

Issuing Bank: Ngân hàng phát hành L/C

(= Opening Bank: Ngân hàng mở L/C)

là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.

63.

Latest shipment date: Ngày giao hàng muộn nhất (Ngày giao hàng cuối cùng)

Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thường được thể hiện ở trường 44C - Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng).

Nguyên tắc:

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C

+ Ngày giao hàng phải sau ngày mở L/C một thời gian hợp lý. Thời gian hợp lý được tính tối thiểu bằng tổng của số ngày cần có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập. Số ngày chuẩn bị hàng để giao phải nhiều nếu hàng xuất khẩu là mặt hàng phức tạp, phải điều động từ xa ra cảng và phải tái chế lại trước khi giao hoặc nếu thời điểm giao hàng là mùa ẩm ướt. Ngược lại, nếu hàng xuất là các sản phẩm công nghiệp thì không đòi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn.

+ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời gian này thường được tính bằng số ngày chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của nhà xuất khẩu, số ngày lập BCT thanh toán, số ngày lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thương lượng BCT (hoặc NH xuất trình/NH thông báo) và số ngày chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C. Thời gian này nếu không có quy định gì được hiểu là 21 ngày làm việc (theo UCP 600).

64.

L/C (Letter of Credit) (TDT): Tín dụng thư/ Thư tín dụng

Chia theo tính chất có thể hủy ngang

1) Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit) (đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600).

2) Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).

Chia theo tính chất của L/C

1) Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit).

2) Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit).

3) Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).

4) Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).

5) Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit).

6) Thư tín dụng dự phòng(Standby Letter of Credit).

Chia theo thời hạn thanh toán của L/C

1) Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit).

2) Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit).

3) Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit)

4) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit).

65.

Lorry Clause: Điều khoản xe tải

Điều kiện về xe tải chuyên chở hàng theo thỏa thuận giữa 2 bên

66.

MT (Metric Tons): Tấn/Tấn hệ mét

Đơn vị đo khối lượng thông dụng trong TTQT: 1 Tấn = 1 Tấn hệ mét = 1000 Kg

67.

MTR (Mail Transfer Remittance): Thư chuyển tiền

Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.

Hình thức: Bằng gửi thư dạng bưu chính

(Phương thức này áp dụng khi 2 bên Người mua - Người bán đã quen biết, tin tưởng nhau)

68.

Negotiable Letter of Credit: Thư tín dụng có giá trị chiết khấu

Thư tín dụng (L/C) cho phép người hưởng có thể chiết khấu bộ bô chứng từ tại 1 ngân hàng chỉ định (Nominated bank) hay tại bất kỳ NH nào.

Trong L/C NH mở cam kết hòan trả tiền cho ngân hàng chiết khấu đã được chỉ định hay bất kỳ NH nào theo quy định của L/C.

69.

Negotiating Bank: Ngân hàng chiết khấu

Ngân hàng đứng ra thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.

70.

Nominated bank: Ngân hàng chỉ định

Là ngân hàng được chỉ định kểm tra và chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nominated Bank có thể là bất kỳ ngân hàng nào (trừ Confirming Bank), thông thường là Advising Bank.

71.

Notify Party: Người được thông báo.

Công ty vận tải sẽ liên hệ và gửi các thông báo về lịch trình của lô hàng, thông báo hàng về cho Notify Party thay vì gửi cho Người nhập khẩu. N/P thường là các công ty Forwarder/Logistics làm dịch vụ giao nhận thay cho Người mua (Người nhập khẩu/Người nhận hàng cuối cùng).

Notify Party có thể ghi tên Người nhập khẩu.

72.

Open Account: Ghi sổ

Là phương thức trong đó, người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm người mua trả tiền cho người bán.

Đặc điểm của phương thức này thể hiện đây là phương thức thanh toán không có sự ltham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản, bên người bán chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi, tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh toán giữa hai bên.

73.

Original signed commercial invoice

Hóa đơn thương mại gốc đã ký

74.

Original certificate of origin issued

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ gốc đã xuất trình

75.

Packing list: Phiếu đóng gói hàng hóa

Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.

76.

Partial shippment: Giao hàng từng phần

Điều khoản về giao hàng từng phần

77.

Performance Guaranttee: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Chứng từ do ngân hàng ký và phát hành nhằm đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của Bên được bảo lãnh với Bên nhận bảo lãnh

78.

Presenting Bank: Ngân hàng xuất trình

Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, lúc này ngân hàng thu hộ đồng thời là ngân hàng xuất trình. Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ thì ngân hàng thu hộ chuyển nhờ thu cho ngân hàng có quan hệ tài khoản với người trả tiền. Ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành ngân hàng xuất trình.

79.

Principal: Người ủy thác thu

Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

80.

Phytosanitary Certificate: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,...có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến.

81.

Proforma Invoice: Hóa đơn chiếu lệ

Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại. Hóa đơn chiếu lệ thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ sở cho việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,...

82.

Provisional Invoice: Hóa đơn tạm tính

Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý.

83.

Reimbursing bank: Ngân hàng bồi hoàn/Ngân hàng hoàn trả

Là ngân hàng đứng ra thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.

84.

Remitting Bank (Sending Bank): Ngân hàng nhờ thu, ngân hàng chuyển, ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng gửi chứng từ (thư tín dụng), ngân hàng gửi chứng từ (thư tín dụng)

Là ngân hàng theo yêu cầu của người ủy thác chấp nhận chuyển nhờ thu tới ngân hàng đại lý ở gần và thuận tiện với người trả tiền.

85.

Reimbursement: Bồi hoàn/Hoàn trả

Điều kiện bồi hoàn/hoàn trả khi một trong các bên vi phạm hợp đồng

86.

Reciprocal Letter of Credit: Thư tín dụng đối ứng

L/C thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu. L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPH đó phát hành.

Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định là:

“Đây là L/C đối ứng với L/C số ... ngày .... được phát hành bởi Ngân hàng..... Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ........... ngày ...... do Ngân hàng ....... phát hành”.

87.

Red Clause L/C (anticipatory): Thư tín dụng Điều khoản đỏ

 

Là loại L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khoản tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder's receipt) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này, người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuấ

4/ KHÁI NIỆM CHUYÊN NGÀNH

  1. Biến phí (Chi phí biến đổi): Các chi phí thay đổi (tăng/giảm) khi doanh thu đầu ra thay đổi. VD: Lương công nhân sản xuất, Chi phí nguyên vật liệu... Càng nhiều NVL và nhân công đầu vào thì sản xuất ra được càng nhiều sản phẩm đầu ra.
  2. Định phí (Chi phí cố định): Các chi phí không đổi khi doanh thu đầu ra thay đổi. VD: Chi thuê mặt bằng nhà xưởng (có 50 công nhân hay 100 công nhân thì vẫn thuê cái nhà xưởng A này), Chi tiền điện văn phòng (1 ông đến làm việc chơi pikachu hay 10 ông đến làm việc chơi line 98 thì vẫn phải bật đèn sáng cả phòng lên...), Cước phí internet, cáp truyền hình trọn gói...

 

5/ CÔNG THỨC CHUYÊN NGÀNH

EBIT = Tổng Doanh thu - Tổng Chi phí 

Trong đó: Tổng chi phí = Tổng biến phí + Tổng định phí

⇒  EBIT = Tổng Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí 

(Nói cách khác, EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập)

Có thể viết ngắn lại: EBIT = Doanh thu - Biến phí - Định phí

Trong đó: Doanh thu = Giá bán (1 đơn vị SP) × Sản lượng tiêu thụ

Biến phí = Biến phí đơn vị × Sản lượng tiêu thụ

EBIT = Sản lượng tiêu thụ × (Giá bán - Biến phí đơn vị) - Định phí

 

 

------------------------------------ 

HOTLINE - 098 939 0127 - 0888 888 713

Bản quyền thuộc JB.com.vn

 

0